Vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam có thể được dùng để làm dịu một số bệnh, dùng để bỏ vào dung dịch tẩy trùng hoặc nước rửa chén vì chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Vỏ cam quýt còn rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam quýt còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
Bên cạnh đó, dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi, trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Vỏ táo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ táo rất có lợi cho sức khỏe. Vỏ táo chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hơn một nửa lượng vitamin C nằm ở phần sát vỏ. Các nguyên cứu cho thấy, vỏ táo có tác dụng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả thịt táo, thậm chí còn mạnh hơn những loại rau quả khác.
Vỏ nho
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt quả hay hạt nho, giảm lipid, phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch, có tác dụng tăng sức đề kháng. Vỏ nho tím còn có chứa chất giúp giảm huyết áp. Vỏ nho cũng có chứa lượng chất xơ phong phú và sắt. Hiện tại, đã có người sử dụng vỏ nho để chế biến loại thực phẩm có tác dụng trị các chứng bệnh như cholesterol quá cao hay bệnh tiểu đường.
Vỏ dưa hấu
Ít ai nghĩ rằng, thứ vỏ cứng và dày như vỏ dưa hấu cũng có thể có nhiều công dụng đến vậy. Vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng, giải khát và thanh nhiệt giải độc. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa như một loại thuốc để hạ huyết áp.
Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
Để tận dụng vỏ dưa hấu, các bạn có thể ăn trực tiếp phần cùi hoặc xắt nhỏ vỏ rồi rang khô, sau đó sắc nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng khá hiệu quả. Ngoài ra, vỏ dưa hấu cũng góp vai trò tích cực trong trị mụn trứng cá.
Vỏ lê
Những người hút thuốc nhiều, phổi bị tổn thương nên ăn nhiều loại quả này, và nên nhớ rằng ăn cả vỏ. Bởi vỏ lê chứa nhiều chất kháng khuẩn ở phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, dân gian ta thường nấu vỏ lê với đường đỏ để trị ho, cảm cúm và giải rượu hiệu quả.
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Vỏ lê nghiền nát cũng có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da.
Vỏ bưởi
Vỏ quả bưởi y học cổ truyền gọi là cam phao, có vị đắng, cay, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, hòa huyết giảm đau, trị phù thũng. Nếu bỏ phần trắng chỉ lấy lớp vỏ xanh thì lại có tác dụng trừ phong, tiêu đờm, đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho.
Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. Người ta còn dùng dịch quả bưởi làm thuốc khai vị và bổ giúp tiêu hóa, chống xuất huyết và làm mát cơ thể, giúp tinh thần thư thái.
Vỏ quả lựu
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, vỏ của quả lựu có chứa các chất chống oxy hóa như: flavonoid, anthocyanins và axit phenolic tốt cho cơ thể. Ngoài ra, vỏ quả lựu còn chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và chống loãng xương.
Vỏ bí
Vỏ bí có chứa chất xơ và nhiều khoáng chất. Nó có tác dụng giảm phù và tốt cho những người bị tiểu đường. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi làm canh bí nên giữ nguyên cả vỏ.
Link nội dung: https://sao.net.vn/loi-ich-tuyet-voi-cua-vo-trai-cay-doi-voi-suc-khoe-rat-it-nguoi-biet-a18063.html