Bữa tối ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?

Lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có bữa tối vô cùng lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Tại sao không nên ăn quá nhiều vào bữa tối?

Bữa tối ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?

Bạn tuyệt đối không nên ăn quá nhiều trong bữa tối. Nguồn ảnh: Internet

Theo sức khỏe đời sống, cơ thể chúng ta không có đồng hồ thực tế, nhưng có nhịp điệu hay còn được gọi là “nhịp sinh học”, giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường, giấc ngủ và các hoạt động như tiêu hóa và ăn uống. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khi ăn nhiều calo vào đêm muộn, cơ thể có xu hướng tích trữ chúng dưới dạng chất béo thay vì dưới dạng năng lượng.

Tuyến tụy trong cơ thể tiết ra một loại hormon có tên là insulin có tác dụng đẩy nhanh quá trình oxy hóa và hấp thụ đường glucose trong mô. Nghĩa là insulin thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường glucose trong thức ăn thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Lượng insulin tiết ra được tăng dần từ sáng sớm, bữa trưa. Dưới tác dụng của insulin tiết ra được tiêu hóa, hấp thu năng lượng sinh ra đã được dùng hết cho các hoạt động ban ngày của con người. Buổi tối mọi hoạt động đều giảm, lượng insulin tiết ra ít làm cho năng lượng của bữa tối chuyển hóa thành mỡ được tích tụ lại, khiến cơ thể dễ bị béo phì.

Nếu cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lớn cho tim và phát sinh nhiều loại bệnh, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp cao. Ăn tối nhiều còn gây nên áp lực cho hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi, dễ gây các bệnh như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Tuy nhiên cũng không vì sợ tăng cân mà nhịn ăn bữa tối. Nhịn ăn tối trong thời gian đầu sẽ giảm cân rất nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe, khiến thường xuyên bị mệt mỏi, choáng váng, đặc biệt vào buổi sáng mới thức dậy. Sau đó, chúng ta có xu hướng ăn uống trở lại dẫn đến tăng cân hơn lúc đầu.

Nên ăn đúng giờ?

Thời gian ăn tối tốt nhất là vào khoảng 18g, và đi ngủ sau đó 4 tiếng, bởi thức ăn cần ít nhất 4 tiếng để kịp tiêu hóa hết. Sau 8g tối, tốt nhất không nên ăn bất cứ đồ ăn vặt gì trừ các loại nước. Nếu ăn tối muộn, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh như:

Béo phì: Ăn muộn khiến nồng độ các axit amin, axit béo và đường trong máu tăng lên. Lúc này nếu bạn ít vận động, nhiệt năng ít tiêu hao sẽ khiến các chất béo được tích lũy và dần dần làm cho cơ thể béo lên.

Tăng huyết áp: Ăn nhiều chất đạm không chỉ làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày mà còn dễ gây tăng huyết áp. Nếu ăn xong rồi ngủ luôn sẽ khiến sự lưu thông máu chậm lại, rất nhiều máu sẽ được “gửi vào” các thành mạch, gây xơ vữa động mạch.

Tiểu đường: Ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra. Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.

Sỏi tiết niệu: Canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết trong ruột, khoảng 70-80% sẽ bị đào thải qua đường bài tiết. Ăn tối quá muộn, không vận động mà lập tức đi ngủ ngay, nước tiểu sẽ tích lũy trong bàng quang, hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng lên, về lâu về dài sẽ hình thành sỏi tiết niệu.

Thực phẩm nên tránh 

Tránh thịt đỏ cho bữa tối: Thịt đỏ mất nhiều thời gian để tiêu hóa và cũng có rất nhiều chất béo trong đó. Tốt nhất là tránh ăn vào bữa tối hay ban đêm. Bữa ăn nhẹ: Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để ăn bữa tối hơn bữa ăn sáng. Theo đó, bạn sẽ có khuynh hướng ăn nhiều hơn. Ăn các món ăn nhẹ và nói chuyện nhiều hơn sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều. 

Tránh đồ ăn nhanh: Gà rán hay pizza là một lựa chọn dễ dàng và hấp dẫn nhất khi bạn quá mệt mỏi hoặc lười nấu bữa tối, nhưng hãy nhớ rằng đây cũng là món ăn không lành mạnh nhất cho bữa tối. Hãy nghĩ đến các bữa ăn dễ chuẩn bị, làm sao đảm bảo độ tươi ngon.

Link nội dung: https://sao.net.vn/bua-toi-an-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-a16107.html